SUY NGHĨ VỀ CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN HỌC TẬP
CẦN KIỆM LIÊM CHÍNH, CHÍ CÔNG VÔ TƯ
THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
PGS,TS Nguyễn Thế Thắng
1- Chúng ta đã là những người có phong cách làm việc CẦN hay chưa?
Chữ Cần theo cách hiểu thông thường tức là siêng năng, chăm chỉ. Song, nếu chỉ hiểu chữ cần như thế thì dân tộc ta khó thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu. Học và làm theo tư tưởng, tấm gương Hồ Chí Minh, thì nhân dân ta, mà trước hết là cán bộ, Đảng viên cần thực hiện chữ Cần với nhiều nghĩa mới, hiện đại phù hợp với yêu cầu xây dựng một xã hội dân giàu nước mạnh trong thời hiện đại. Cần đòi hỏi người lao động, mà trước hết là cán bộ, Đảng viên phải có sức làm việc bền bỉ, dẻo dai hết ngày này sang ngày khác, tháng năm này sang tháng năm khác trong cuộc đời sống và làm việc của mình. Hồ Chí Minh vạch rõ: Nếu 1 ngày cần mà 10 ngày không cần, thì cũng vô ích. Cần không phải là làm xổi. Cần còn có nghĩa là phải cố gắng hết sức mình trong công tác, học tập trong suốt cả năm, trong cả đời mỗi người; có chí tiến thủ, không có việc gì là khó, chỉ sợ lòng không bền; công tác nào cũng có thể thực hiện được nếu có quyết tâm, bền bỉ dẻo dai. Hơn nữa, còn phải phấn đấu làm việc với năng suất cao. "Cần thì việc gì dù khó khăn mấy cũng làm được"1. " Cần, tức là tăng năng suất trong công tác, bất kỳ công tác gì".2
Trong truyền thống cần cù, người Việt Nam còn thiếu tính tổ chức và kế hoạch. Cho nên, là cán bộ, Đảng viên phải học tập, rèn luyện để làm việc có sức bền, có kế hoạch, biết phân công, đặc biệt là biết dùng nguời, nhất là người tài. Hồ Chí Minh vạch rõ:
"Siêng năng và kế hoạch phải đi đôi với nhau. Kế hoạch lại đi đôi với phân công. Trong một gia đình, một xưởng máy, một cơ quan, v,v. đã phải có kế hoạch, lại phải phân công cho khéo. Phân công phải nhằm vào 2 điều:
1- Công việc: Việc gì gấp làm trước. Việc gì hoãn thì làm sau.
2- Nhân tài: Người nào có năng lực làm việc gì, thì đặt vào việc ấy.
Nếu dùng không đúng, người giỏi nghề thợ mộc thì giao cho việc thợ rèn, người giỏi nghề rèn thì giao cho việc thợ mộc, như thế thì cả hai đều thất bại"3.
Cán bộ, Đảng viên phải có phong cách làm việc cần cù, siêng năng hết sức mình, làm việc có kế hoạch, bền bỉ với năng suất, hiệu quả cao. Hồ Chí Minh cho rằng lười biếng là kẻ địch của chữ cần, kẻ địch của dân tộc ta trên con đường phát triển. Cán bộ, Đảng viên không thể chỉ bó gọn sự làm việc của mình trong mấy giờ hành chính. Họ nhất định cần có khả năng làm việc bất kể ngày đêm, ngày nghỉ, nhất là khi có công việc cần thiết. Cần cù, bền bỉ, sáng tạo phải là phong cách làm việc tất yếu của họ trong suốt cả hành trình đời người. Muốn công việc tiển triển, trước hết phải cần cù làm việc có kế hoạch. Cán bộ, Đảng viên bất cứ làm việc gì, đều phải tận tâm, tận lực, tỷ mỷ chu đáo, có tinh thần trách nhiệm, hướng tới hiệu quả cao. Làm người kiên trì, nhẫn nại, không làm việc theo kiểu, nước chảy bèo trôi, không vì lợi nhỏ mà để làm hỏng việc lớn, nói phải làm, làm phải có kết quả, cũng là chăm chỉ.
Cán bộ, Đảng viên có tinh thần vươn lên mạnh mẽ phải luôn lo lắng tới công việc. Cùng với xác định được mục tiêu trước mắt, mục tiêu lâu dài, họ phải cần mẫn, chịu khó, dốc hết sức lực, suốt đời phấn đấu không mệt mỏi, không ngừng nghỉ cho những mục tiêu đó. Biết tận dụng ưu thế đặc trưng của từng độ tuổi trong suốt cuộc đời. Chẳng hạn khi trẻ tuổi nên học, đọc, viết thật nhiều, khi trưởng thành kinh nghiệm phong phú cư xử cẩn thậnv,v. Cần cù chăm chỉ đúng với tư tưởng Hồ Chí Minh còn bao gồm cả việc biết sắp xếp thời gian hợp lý, có kế hoạch hợp lý và khoa học đối với tất cả mọi việc từ học tập, lao động, công tác, chiến đấu cho đến cả đời sống sinh hoạt. Người chăm chỉ làm việc với hiệu suất cao là người hạnh phúc, và khám phá, sáng tạo trong công việc chính là bí mật của mọi thành tựu và văn minh.
2- Đi đôi với CẦN là KIỆM.
Hồ Chí Minh cho rằng tiết kiệm không phải là keo kiệt, bủn xỉn, coi đồng tiền bằng cái trống. Tiết kiệm là biết chi tiêu một cách khoa học, có hiệu quả nhất.
Hồ Chí Minh vạch rõ: "Muốn tiết kiệm có kết quả tốt, thì phải khéo tổ chức"4. Thời gian còn quý hiếm hơn vàng bạc. Thời gian sẽ có nhiều hơn, có ích hơn nếu cán bộ lãnh đạo, quản lý biết khéo tổ chức sắp đặt công việc, quản lý thời gian, làm việc có kế hoạch. Sức mạnh của quần chúng tăng lên gấp bội khi cán bộ lãnh đạo, quản lý biết vận động, tổ chức, động viên, phát huy tinh thần và năng lực làm việc của họ.
Đi đôi với thực hành tiết kiệm là chống lãng phí. Cán bộ, Đảng viên càng phải chống lãng phí, xa xỉ, khiêm tốn, giản dị và gần gũi quần chúng.
Trước hết là chống lãng phí sức lao động của nhân dân, của cơ quan, xí nghiệp, đơn vị sản xuất thì năng suất lao động mới cao. "Vì kém tinh thần phụ trách, vì tổ chức, sắp xếp vụng, việc gì ít người cũng làm được mà vẫn dùng nhiều người. Trong quân đội, các cơ quan, các xí nghiệp, đều có khuyết điểm ấy. Trong việc sửa chữa đường cầu, phục vụ chiến dịch, lãng phí dân công khá nhiều, vì tổ chức không khéo, đó là một thí dụ"5.
Hồ Chí Minh chỉ ra hàng loạt những hiện tượng lãng phí thời gian và tiền của của nhân dân mà cán bộ, Đảng viên cần phải khắc phục.
- Lãng phí thời giờ: việc gì có thể làm trong một ngày một buổi, cũng kéo dài đến mấy ngày. Thí dụ: Những cuộc khai hội, vì người phụ trách chuẩn bị chương trình không đầy đủ, người đến dự hội thì không chuẩn bị ý kiến, đáng lẽ chỉ một ngày thì bàn bạc và giải quyết xong vấn đề, song cuộc khai hội kéo dài đến 5, 3 ngày.
- Lãng phí tiền của: Có rất nhiều hình thức, đây chỉ nêu vài thí dụ:
- Các cơ quan dùng vật liệu một cách phí phạm.
- Các xí nghiệp dùng máy móc và nguyên liệu không hợp lý.
- Cục vận tải giữ gìn xe cộ, tiết kiệm dầu mỡ không triệt để.
- Sở kho thóc làm kho tàng không cẩn thận; người giữ kho kém tinh thần trách nhiệm, để thóc ẩm ướt, hao hụt, hư hỏng.
- Mậu dịch không khéo tính toán sắp xếp, để hàng hoá hao hụt, lỗ vốn.
- Ngân hàng không khéo sử dụng tiền bạc, để tiền bạc ứ đọng lại, không bổ ích cho việc tăng gia sản xuất.
- Cơ quan kinh tế làm kế hoạch không thiết thực, không sát với hoàn cảnh, để Chính phủ phải lỗ vốn, v.v.
"Tham ô là trộm cướp. Lãng phí tuy không lấy của công đút túi, song kết quả cũng rất tai hại cho nhân dân, cho Chính phủ. Có khi tai hại hơn nạn tham ô"6. Cho nên phải thực hành tiết kiệm và chống lãng phí.
Thực hiện Tư tưởng Hồ Chí Minh về chống lãng phí, thực hành cần kiệm sẽ thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển một cách bền vững.
Cần đi đôi với kiệm. Cán bộ, Đảng viên phải gương mẫu trước quần chúng nhân dân thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Kiệm mà không cần thì kinh tế không gia tăng, phát triển được. Cần cù, chăm chỉ, bền bỉ dẻo dai làm việc kết hợp với tiết kiệm là để tăng năng suất lao động, để đầu tư tái sản xuất, mở rộng sản xuất, phát triển kinh tế-xã hội.
Thời gian là quý báu nhất, nó một đi không trở lại. Cán bộ, Đảng viên phải biết quý trọng và tiết kiệm thời gian, quản lý tốt thời gian của mình. Sự phân biệt giữa người bận rộn và người cần cù mà nhàn hạ là ở chỗ biết quản lý và sử dụng thời gian của mình và của tập thể một cách tốt nhất. “Sao cho có thể biến 24 giờ thành 48 giờ ?”. Phải biết quy hoạch thời gian, xác định thời gian làm việc có hiệu quả nhất; xắp xếp công việc một cách hợp lý có thời hạn hoàn thành; việc gì có thể ủy quyền, giao cho người khác và cấp dưới thì giao cho họ,v,v.
Cán bộ, Đảng viên phải biết tiết kiệm thời gian, tiền của không chỉ của riêng mình, mà còn phải có năng lực tổ chức để tiết kiệm thời gian, tiền bạc của người khác, tiết kiệm sức lao động, trang thiết bị, nguyên liệu, vật tư, của cải của nhà nước, của nhân dân. Cán bộ, bộ, Đảng viên có trách nhiệm làm cho cần cù, sáng tạo, tiết kiệm, chống lãng phí trở thành phong cách làm việc của tất cả quần chúng nhân dân, làm cho mọi người coi đó là một tiền đề giúp dân tộc ta thoát khỏi nghèo nàn và lạc hậu.
3- Cán bộ, Đảng viên phải LIÊM KHIẾT.
Hồ Chí Minh phân tích: Liêm là trong sạch, không tham lam. Ngày xưa, dưới chế độ phong kiến, những người làm quan không đục khoét dân, thì gọi là liêm. Chữ liêm ấy chỉ có nghĩa hẹp. Nay tất cả mọi công dân đều phải liêm. Song, cán bộ lãnh đạo, quản lý "Phải thực hành chữ Liêm trước, để làm kiểu mẫu cho dân"7. Nhân dân có hiểu biết, không chịu đút lót, thì dù cán bộ không liêm cũng phải hoá ra liêm. Dân phải biết quyền hạn của mình, phải biết kiểm soát cán bộ, để giúp cán bộ lãnh đạo, quản lý thực hiện chữ liêm. "Quan tham vì dân dại".
Cán bộ, Đảng viên bất liêm là những người cậy quyền thế mà đục khoét dân, ăn của đút, hoặc trộm của công làm của tư. Dìm người giỏi, để giữ địa vị và danh tiếng của mình. Gặp những công việc chính đáng, nhưng sợ khó nhọc, nguy hiểm nên không dám làm. Cán bộ, Đảng viên các cấp trong Đảng, Nhà nước, các Đoàn thể: "Cấp cao thì quyền to, cấp thấp thì quyền nhỏ. Dù to hay nhỏ, có quyền mà thiếu lương tâm là có dịp đục khoét, có dịp ăn của đút, có dịp "dĩ công vong tư"...
Pháp luật phải thẳng tay trừng trị những kẻ bất liêm, bất kỳ kẻ ấy ở địa vị nào, làm nghề nghiệp gì” 8.
Cán bộ, Đảng viên phải liêm khiết, không được tham ô, phải luôn tôn trọng giữ gìn của công và của nhân dân. Tâm trạng của quần chúng nhân dân ta hiện nay đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý, có thể nói có phần nào đó giống như người xưa từng nhận định: “Lại không sợ ta nghiêm mà sợ ta Liêm; Dân không phục ta tài mà phục ta Công; Công thì sáng, Liêm thì uy ’’.
Học và làm theo chữ Liêm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cán bộ, Đảng viên chẳng những không được tham lam, mà phải có lối sống trong sạch, lành mạnh, không tham ô, lãng phí, tất yếu họ sẽ có cả uy và tín. Ngay cả trong điều kiện, cơ chế, chính sách, pháp luật có kẽ hở, sự giám sát của nhà nước và nhân dân lỏng lẻo, họ cũng không được lộng quyền, tham nhũng, không quấy nhiễu nhân dân. Hơn nữa cán bộ lãnh đạo, quản lý cần có tinh thần đấu tranh kiên quyết chống tham nhũng, tiêu cực và bảo vệ người có tinh thần đấu tranh chống tham nhũng tiêu cực.
Các cấp ủy đảng và người đứng đầu các cấp, các ngành từ Trung ương đến cơ sở phải chịu trách nhiệm chống tham nhũng ở nơi mình phụ trách. Khi xảy ra tham nhũng, lãnh phí và các hiện tượng tiêu cực ở địa phương, ngành, cơ quan, đơn vị mình phụ trách thì tùy theo mức độ và tính chất vi phạm của vụ việc mà xem xét hình thức kỷ luật đối với cấp ủy và người đứng đầu về chế độ trách nhiệm.
4- Làm thế nào để CHÍNH?
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định rõ: CHÍNH nghĩa là không tà, nghĩa là thẳng thắn, đứng đắn, trung thực. Điều gì không đứng đắn, thẳng thắn, tức là tà. Người làm việc thiện là chính. Người làm việc ác là tà.
Bất kỳ cán bộ, Đảng viên ở cấp nào, ngành nào đều phải đạt được sự chính đáng, đúng đắn, đàng hoàng trong các mối quan hệ: Một là: Mình đối với mình. Hai là: Mình đối với người. Ba là: Mình đối với công việc.
- Đối với mình: Chớ tự kiêu, tự đại. Tự kiêu, tự đại là khờ dại. Vì mình hay, còn nhiều người hay hơn mình. Mình giỏi, còn nhiều người giỏi hơn mình. Tự kiêu, tự đại tức là thoái bộ. Sông to, biển rộng, thì bao nhiêu nước cũng chứa được, vì độ lượng nó rộng và sâu. Cái chén nhỏ, cái đĩa cạn, thì một chút nước cũng đầy tràn, vì độ lượng nó hẹp nhỏ. Người mà tự kiêu, tự mãn, cũng như cái chén, cái đĩa cạn.
- Luôn luôn cầu tiến bộ. Không tiến bộ thì là ngừng lại. Trong khi mình ngừng lại thì người ta cứ tiến bộ. Kết quả là mình thoái bộ, lạc hậu. Tiến bộ không giới hạn. Mình cố gắng tiến bộ, thì chắc tiến bộ mãi.
- Luôn luôn tự kiểm điểm, tự phê bình, những lời mình đã nói, những việc mình đã làm, để phát triển điều hay của mình, sửa đổi khuyết điểm của mình. Đồng thời phải hoan nghênh người khác phê bình mình.
Cán bộ, Đảng viên có đứng đắn, mới quản lý được gia đình mình, mới tham gia quản lý xã hội có hiệu quả và có thể hội nhập với thế giới hiện đại. Người khẳng định rõ:
"Tự mình phải chính trước, mới giúp được người khác chính. Mình không chính, mà muốn người khác chính là vô lý"9.
- Đối với người, Chủ tịch Hồ Chí Minh phân tích: Chữ người, nghĩa hẹp là gia đình, anh em, họ hàng, bầu bạn. Nghĩa rộng là đồng bào cả nước. Rộng nữa là cả loài người. Trừ bọn Việt gian bán nước, trừ bọn phát xít thực dân, là những ác quỷ mà ta phải kiên quyết đánh đổ, đối với tất cả những người khác thì ta phải yêu quý, kính trọng, giúp đỡ.
Cán bộ, Đảng viên chớ nịnh hót người trên. Chớ xem khinh người dưới. Thái độ phải chân thành, khiêm tốn, phải thật thà đoàn kết. Phải học người và giúp người tiến tới. Phải thực hành chữ Bác ái.
- Đối với việc: Phải để công việc nước lên trên, trước việc tư, việc nhà. Đã phụ trách việc gì, thì quyết làm cho kỳ được, cho đến nơi đến chốn, không sợ khó nhọc, không sợ nguy hiểm. Bất kỳ việc to, việc nhỏ, phải có sáng kiến, phải có kế hoạch, phải cẩn thận, phải quyết làm cho thành công. Việc thiện thì dù nhỏ mấy cũng làm. Việc ác thì dù nhỏ mấy cũng tránh. Việc gì dù lợi cho mình, phải xét nó có lợi cho nước không? Nếu không có lợi, mà có hại cho nước thì quyết không làm.
Cán bộ, Đảng viên phải có phong cách quang minh chính đại, thấy việc phải thì dù nhỏ cũng làm, việc trái thì dù nhỏ cũng tránh.
Chủ tịch Hồ Chí Minh phân tích: Cần, Kiệm, Liêm, là gốc rễ của Chính. Nhưng một cây cần có gốc rễ, lại cần có ngành, lá, hoa, quả mới là hoàn toàn. Người cán bộ lãnh đạo, quản lý phải Cần, Kiệm, Liêm, nhưng còn phải Chính mới là người có khí tiết cao thượng, xứng đáng là người dẫn dắt, điều khiển hành động của quần chúng nhân dân. Người liêm chính không sợ hãi trước nhưng uy lực tăm tối, dám dũng cảm gạt bỏ những việc làm trái với đạo lý, không để cho chúng làm bận tâm. Học và làm theo khí tiết cần kiêm liêm chính Hồ Chí Minh mà mình đã tôn thờ, một khi hình thành khí tiết cao thượng, thì bất cứ những thứ danh tiếng, tiền tài, sắc đẹp, địa vị, lợi lộc không chính đáng nào cũng không thể khiến người lãnh đạo, quản lý dao động, ngả nghiêng, hoặc thoái hóa biến chất.
5- Cán bộ, Đảng viên có Liêm Chính thì mới có thể CHÍ CÔNG VÔ TƯ.
Nếu đã nhận hối lộ, ăn của đút thì không còn chí công vô tư nữa.
Cán bộ, Đảng viên có tinh thần chí công vô tư, đối xử công tâm, công bằng với mọi người và công việc, mới có uy tín thực sự. Chí công vô tư nghĩa là: "Để công việc nước lên trên, lên trước việc tư, việc nhà. Đặt lợi ích của Đảng và của nhân dân lao động lên trên, lên trước lợi ích riêng của cá nhân mình. Hết lòng hết sức phục vụ nhân dân. Vì Đảng, vì dân mà đấu tranh quên mình, gương mẫu trong mọi công việc"10. Với tinh thần đó, người cán bộ, Đảng viên mới có thể đặt mình ngoài vòng thị phi, để phán xét sự phải trái.
Xuất phát từ sự công tâm; yêu, ghét phân minh; thoát ra khỏi cái tôi và các lợi ích riêng tư; Cán bộ, Đảng viên mới có thể xử lý chính xác sự phải trái, lợi hại, được mất, nên làm hay không nên làm đối với các vấn đề phức tạp trong công tác và cả sinh hoạt nữa. Không nên vì cái lợi nhỏ mà làm hại cái lợi lớn của bản thân, của tập thể, của đất nước. Đừng lấy của công dùng vào việc riêng. Nắm phép công là sách lược căn bản trong xử thế. Việc gì cũng nắm phép công để xử lý thì dễ phù hợp với thực tế khách quan, sẽ được đa số quần chúng nhân dân ủng hộ. Nếu hành động vì ý nghĩ riêng tư, thì chỉ có thể phù hợp với lợi ích của một số ít người, mà vi phạm đến lợi ích của đa số quần chúng nhân dân.
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư là phong cách làm việc và cũng chính là phẩm chất đạo đức cách mạng chủ yếu, là nhân cách của con người.
Để cho Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư trở thành mỹ đức và phong cách làm việc phổ biến của không chỉ cán bộ, Đảng viên của toàn xã hội, cần học tập và làm theo một cách sáng tạo phương châm xây đi đôi với chống của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sinh thời Người rất kịp thời biểu dương những cán bộ, Đảng viên, những anh hùng chiến sĩ thi đua trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước có tinh thần gương mẫu chí công vô tư. Những người đã đặt lợi ích chung của dân tộc lên trên lợi ích riêng của cá nhân. Họ toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân, chứ không nửa tâm nửa ý. Họ không sợ khó nhọc, ra sức vượt mọi khó khăn để hoàn thành và hoàn thành vượt mức nhiệm vụ mà đảng và chính phủ giao cho họ, chứ không suy bì hơn thiệt của cá nhân, không ganh tị về địa vị và hưởng thụ. Họ không giấu nghề, không dìm những anh em chung quanh mình; họ giúp đỡ mọi người cùng tiến bộ. Họ không tự mãn, tự tư tự lợi.
Kẻ thù của lòng chí công vô tư chính là chủ nghĩa cá nhân, chỉ thấy lợi ích riêng của mình, không thấy lợi ích chung của tập thể, chỉ muốn tự tư tự lợi. Phải khắc phục chủ nghĩa cá nhân có trong mỗi con người cán bộ, Đảng viên, mới có thể có phong cách làm việc cần kiệm liêm chính, chí công vô tư.
Nhàm xây dựng được một đội ngũ cán bộ, Đảng viên có phẩm chất và phong cách làm việc cần kiệm liêm chính, Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp chỉ đạo cuộc vận động Nâng cao ý thức trách nhiệm, tăng cường quản lý kinh tế tài chính, cải tiến kỹ thuật, chống tham ô, lãng phí quan liêu. Cuộc vận động này còn đuợc gọi tắt là "ba xây, ba chống".
Tại sao phải có cuộc vận động này? Người chỉ rõ: Bên cạnh những cán bộ, Đảng viên trong sạch với những thành tựu to lớn trong xây dựng xã hội mới, thì trong hàng ngũ cán bộ, Đảng viên vẫn còn có một số không tốt. Họ quan liêu, tham ô, lãng phí của Nhà nước và của nhân dân. Mặt khác: "Chế độ và phương pháp quản lý kinh tế tài chính của chúng ta còn nhiều thiếu sót và lỏng lẻo. Kỷ luật lao động chưa được thật nghiêm túc, sử dụng lao động chưa được hợp lý. Khả năng thiết bị máy móc tuy có khá nhiều nhưng chưa được sử dụng đầy đủ. Bởi những khuyết điểm đó, mà năng suất lao động bình quân tăng rất chậm, sản xuất phát triển chưa được mạnh mẽ, vững chắc và cân đối. Do đó mà đời sống vật chất của nhân dân chưa được cải thiện nhiều"11.
Cho nên đã là cán bộ, Đảng viên, thì phải nâng cao tinh thần trách nhiệm cần kiệm xây dựng nước nhà. Phải nâng cao trình độ, phương pháp quản lý kinh tế tài chính. Đó là phong cách làm việc cực kỳ quan trọng. Nếu quản lý không chặt chẽ, thì cái gì thiếu không biết, cái gì thừa không hay, công việc sẽ bị bế tắc. Trong hoạt động lãnh đạo, quản lý nói chung và trong hoạt động kinh tế phải có những quy định cụ thể làm cho các quan hệ quyền lực, trách nhiệm, quyền lợi, lợi ích phải có tính minh bạch, công khai.
Cán bộ, Đảng viên phải nâng cao năng lực quản lý các mặt. Từ quản lý sản xuất, quản lý vật tư cho đến quản lý lao động, quản lý kỹ thuật, quản lý tiền bạc, v.v.. Phải nâng cao năng lực quản lý của cán bộ các cấp từ trung ương đến địa phương, cán bộ lãnh đạo, quản lý trong các xí nghiệp, công trường, nông trường, v,v.
Đồng thời với việc tăng cường, củng cố chế độ quản lý, năng lực quản lý của cán bộ, đồng thời phải đẩy mạnh chống quan liêu, tham ô, lãng phí trong đội ngũ cán bộ, Đảng viên.
Tăng cường công tác kiểm tra giám sát. Dựa vào quần chúng nhân dân để giám sát kiểm tra nhằm loại trù các hành vi trục lợi, ăn cắp, tham ô, đục khoét, biến của công thành của riêng,v,v.
Người khẳng định: "3 xây" và "3 chống" quan hệ chặt chẽ với nhau. Làm “3 chống" triệt để nhằm bảo đảm cho công việc "3 xây" thành công. "3 xây" phát triển mạnh mẽ thì đối tượng "3 chống" sẽ được xoá bỏ tận gốc"12.
Để Cần kiệm liêm chính chí công vô tư trở thành phong cách làm việc phổ biến của cán bộ lãnh đạo quản lý, trước hết cần tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng và nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước, phát huy vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc và các các Đoàn thể và nhân dân. Đưa cần kiệm liêm chính chí công vô tư thành tiêu chí cán bộ, công chức với các điều khoản chế tài.
Thông qua tăng cường pháp chế và mở rộng dân chủ, bồi dưỡng, tôn vinh phong cách làm việc cần kiệm liêm chính, chí công vô tư đi đôi với kiên quyết trừng trị các hiện tượng tham ô, hối lộ, thoái hóa, biến chất, kiếm chác bất minh bằng công quỹ, bằng các kiểu thu vén cá nhân, hoặc ăn cắp,v,v. Thực hiện mọi người đều bình đẳng trước pháp luật./.
CHÚ THÍCH:
1- Hồ Chí Minh:Toàn tập, T5, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr 632.
2- Hồ Chí Minh:Toàn tập, T5, Sđd, tr 392.
3- Hồ Chí Minh:Toàn tập, T5, Sđd, tr 633.
4- Hồ Chí Minh:Toàn tập, T5, Sđd, tr 638.
5- Hồ Chí Minh:Toàn tập, T6, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tr. 488.
6- Hồ Chí Minh:Toàn tập, T6, Sđd, tr.489
7- Hồ Chí Minh:Toàn tập, T5, Sđd, tr.640.
8- Hồ Chí Minh:Toàn tập, T5, Sđd, tr641.
9- Hồ Chí Minh:Toàn tập, T5, Sđd, tr. 643; 645.
10- Hồ Chí Minh:Toàn tập, T8, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tr.285.
11- Hồ Chí Minh:Toàn tập, T11, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tr.110.
12- Hồ Chí Minh:Toàn tập, T11, Sđd, tr.111.
Hà Nội, ngày 3-2-2010
9
PHƯƠNG PHÁP CÁCH MẠNG
VÀ PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH*
PGS,TS Nguyễn Thế Thắng
NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN
I. PHƯƠNG PHÁP CÁCH MẠNG HỒ CHÍ MINH
1- Về khái niệm phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh.
a- Tầm quan trọng của Phương pháp cách mạng.
b- Khái niệm phương pháp cách mạng
c- Phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh.
d- Những yếu tố hình thành phương pháp cách mạng
e- Bản chất phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh
2- Những nội dung cơ bản của phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh
a- Xác định mục tiêu, nhiệm vụ cách mạng
b- Xác định lực l¬ượng và tổ chức lực lượng cách mạng
c- Dĩ bất biến, ứng vạn biến
d- Tạo lực lập thế, tranh thời, dùng mưu, phát huy các yếu tố thiên thời địa lợi, nhân hòa.
e- Biết thắng từng bước.
II. PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
1- Nhận thức chung về phong cách và phong cách Hồ Chí Minh
a- Quan niệm về phong cách
b- Phong cách Hồ Chí Minh
2. Hệ thống phong cách Hồ Chí Minh
a- Phong cách tư duy
b- Phong cách lãnh đạo.
c- Phong cách nói, viết
d- Phong cách sinh hoạt Hồ Chí Minh
KẾT LUẬN
I. PHƯƠNG PHÁP CÁCH MẠNG HỒ CHÍ MINH
1- VỀ KHÁI NIỆM PHƯƠNG PHÁP CÁCH MẠNG HỒ CHÍ MINH
a- Tầm quan trọng của Phương pháp cách mạng
- Muốn đưa cách mạng tiến lên, trước hết phải có mục tiêu, phương hướng, đường lối cách mạng đúng đắn.
- Song, bằng con đường nào, với những hình thức, biện pháp gì để thực hiện được mục tiêu, phương hướng, đường lối đã định, đó là phương pháp cách mạng.
- Nhiều khi cách mạng có mục tiêu, phương hướng đúng, nhưng dậm chân tại chỗ, vì không có phương pháp cách mạng và hình thức đấu tranh thích hợp.
b- Khái niệm phương pháp cách mạng
Từ điển bách khoa toàn thư:
“ Phương pháp: Hệ thống các nguyên tắc vận dụng những nguyên lý, lý luận phản ánh hiện thực khách quan, nhằm chỉ đạo hoạt động nhận thức và hoạt động cải tạo thực tiễn của con người. Lý luận quyết định nội dung của phương pháp, song bản thân lý luận chưa phải là phương pháp; lý luận được vận dụng thành những nguyên tắc mới trở thành phương pháp” 1.
Phương pháp cách mạng là cách thức tiến hành cách mạng, nó bao gồm một hệ thống các nguyên tắc, hình thức, biện pháp đấu tranh nhằm biến đường lối cách mạng thành hiện thực.
Các nguyên tắc, hình thức, biện pháp đấu tranh phản ánh quy luật phát triển của cách mạng trong những điều kiện lịch sử cụ thể nhất định, nó huy động được tối đa sức mạnh của các lực lượng cách mạng nhằm giành và giữ chính quyền, xây dựng chế độ mới.
c- Phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh là một nhà lý luận, một nhà hoạt động chính trị chuyên nghiệp. Người giải quyết thành công cả hai phương diện đường lối cách mạng và phương pháp cách mạng.
Hồ Chí Minh không nêu định nghĩa phương pháp cách mạng. Song, trong nhiều tác phẩm, Người hướng dẫn những người cách mạng cách lãnh đạo, cách tổ chức, cách làm việc, cách học tập, cách vận động dân chúng trong xây dựng đất nước cũng như trong bảo vệ Tổ quốc. Các cách thức đó đều có tính nguyên tắc. Thực hiện các nguyên tắc đó, những công việc cách mạng khó khăn phức tạp cũng có thể thành công. Đó chính là phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh.
Phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh, hiểu theo nghĩa rộng là những hoạt động có tính quy luật mà theo đó, tư tưởng chính trị của Người đ¬ược hiện thực hoá. Theo nghĩa hẹp, phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh là hệ thống các cách thức, biện pháp, quy trình hợp thành các nguyên tắc điều chỉnh và hướng dẫn hành động của các lực l¬ượng cách mạng trong đấu tranh giành độc lập dân tộc, đưa đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
d- Những yếu tố hình thành phương pháp cách mạng
Có 3 yếu tố cơ bản:
Thứ nhất là: Các hình thức biện pháp, quy trình hợp thành những nguyên tắc có giá trị điều chỉnh, định hướng hành động cách mạng.
Thứ hai là: Chủ thể hành động cách mạng là các lực lượng cách mạng. Trong đó lãnh đạo là đảng của giai cấp công nhân.
Thứ ba là: Mục tiêu của hành động cách mạng: Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Ba yếu tố trên tác động qua lại với nhau, tạo thành một thể thống nhất. Tính đúng đắn, thích hợp, sáng tạo của phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh là ở chỗ xác định đúng, rõ ràng mục tiêu, nhiệm vụ cách mạng; xác định và sắp xếp, bố trí hợp lý lực lượng cách mạng; xác định được các hình thức và biện pháp thích hợp với lực lượng cách mạng để hoàn thành nhiệm vụ, đạt mục tiêu của cách mạng.
e- Bản chất phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh
Phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh dần hình thành trong khoảng từ 1911 đến 1920, và được hoàn thiện trong suốt quá trình cách mạng.
Phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh được hình thành từ việc vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam; từ kinh nghiệm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta qua hàng ngàn năm lịch sử; từ việc đúc rút kinh nghiệm của các cuộc cách mạng tiêu biểu trên thế giới, đặc biệt là kinh nghiệm cách mạng vô sản Nga năm 1917.
Trong phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh vừa có tính nguyên tắc, có bản chất cách mạng, khoa học và triệt để của chủ nghĩa Mác-Lênin; cách thức người Việt Nam đánh giặc giữ nước, xây dựng đất nước; kinh nghiệm lịch sử hoá thân trong hiện tại, sức mạnh dân tộc hoà nhập với sức mạnh thời đại, lợi ích dân tộc thống nhất với lợi ích giai cấp.
Trong phương pháp ấy chứa đựng tính kiên định, sắc sảo, nhạy bén của Lênin; tính độc lập tự chủ, tự lực tự cường của Lý Thường Kiệt, lòng nhân ái bao dung của Nguyễn Trãi, tài thao l¬ược quân sự của Trần H¬ưng Đạo và sức mạnh thần tốc của Nguyễn Huệ.
2- NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA PHƯƠNG PHÁP CÁCH MẠNG HỒ CHÍ MINH
a- Xác định mục tiêu, nhiệm vụ cách mạng
Trong hoạt động cách mạng, xác định đúng mục tiêu, nhiệm vụ, mới có thể lựa chọn đ¬ược quy trình và các cách thực hiện thích hợp. Để xác định đúng mục tiêu, nhiệm vụ cách mạng, trong phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh có những nguyên tắc cơ bản sau:
Một là: Xuất phát từ hiện thực xã hội Việt Nam, lấy cải tạo, biến đổi hiện thực làm mục tiêu hành động cách mạng
Hiện thực xã hội rất phong phú và sinh động. Xã hội Việt Nam những thập niên đầu thế kỷ XX có nhiều biến động sâu sắc. Không phải ai cũng nhận thức đầy đủ những biến động đó như Hồ chí Minh. Cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp xâm lược nước ta. Chúng biến nước Việt Nam phong kiến thành nước thuộc địa, nửa phong kiến. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa trùm lên phương thức sản xuất phong kiến lỗi thời, làm xuất hiện các giai cấp mới và phân hoá các giai cấp cũ. Giai cấp công nhân, giai cấp tư sản ra đời, giai cấp địa chủ phong kiến bị phân hoá mạnh mẽ. Kết cấu giai cấp - xã hội mới ở Việt Nam làm cho mâu thuẫn xã hội phức tạp và ngày càng sâu sắc hơn.
Công cuộc giải phóng ở Việt Nam không chỉ là giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị của ngoại bang mà còn giải phóng người lao động khỏi ách bóc lột của địa chủ, tư sản, mang lại tự do, bình đẳng và hạnh phúc cho con người.
Hai là: Nắm vững qui luật phát triển của xã hội, xác định đúng mục tiêu, nhiệm vụ theo xu hướng vận động của lịch sử
Những nhà yêu nước Việt Nam nổi tiếng đầu thế kỷ XX như¬ Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu, Nguyễn Thái Học...đều quan tâm tới việc xoá bỏ chế độ thuộc địa nửa phong kiến. Ai cũng muốn xoá bỏ xã hội cũ, nhưng xây dựng xã hội mới như¬ thế nào thì không phải ai cũng xác định đúng.
Nhận xét về những phong trào yêu nước của Việt Nam lúc đó, Nguyễn Ái Quốc cho rằng: “Họ không hiểu chính trị và không biết tổ chức dân chúng", nghĩa là họ không nắm đ¬ược quy luật phát triển của xã hội.
Năm 1920, tiếp thu Luận cương về vấn đề đần tộc và vấn đề thuộc địa của V. I. Lê-nin, Hồ Chí Minh đã nhận thức đ¬ược hướng phát triển của xã hội Việt Nam. Cùng với việc nghiên cứu, vận dụng lý luận Mác-Lênin, phép biện chứng duy vật lịch sử và trực tiếp hoạt động trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, Hồ Chí Minh đã thấy rõ quy luật phát triển của xã hội loài người sau Cách mạng Tháng Mười Nga. Quy luật đó là: "Chỉ có giải phóng giai cấp vô sản mới giải phóng đ¬ược dân tộc, cả hai cuộc giải phóng này chỉ là sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản và của cách mạng thế giới". Đây là quy luật của cách mạng thế giới. Song quy luật đặc thù của cách mạng Việt Nam là gì? Sau một thời gian tìm tòi và xác định năm 1930, Hồ Chí Minh chỉ rõ quy luật của cách mạng Việt Nam là làm "tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản".
Hồ Chí Minh căn dặn: Dù trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân hay cách mạng xã hội chủ nghĩa đều phải xuất phát từ thực tiễn Việt Nam. Phải tính toán những điều kiện cụ thể, những biện pháp cụ thể. Kế hoạch phải chắc chắn cân đối. Chớ đem chủ quan mình thay cho điều kiện thực tế.
Chính xuất phát từ thực tiễn Việt Nam, một nước thuộc địa nửa phong kiến mà trong thời kỳ cách mạng giải phóng dân tộc, Hồ Chí Minh kiên trì tư tưởng dân tộc trên hết, Tổ quốc trên hết. Tư tưởng trên đây của Hồ Chí Minh có lúc chư¬a được Quốc tế Cộng sản và một số đồng chí trong Đảng chấp nhận nhưng thực tế đã chứng tỏ sự đúng đắn, sáng tạo của Người.
Khi đất nước bước vào thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội, một mặt Hồ Chí Minh đòi hỏi cán bộ, đảng viên phải coi trọng việc học tập kinh nghiệm của các nước anh em. Mặt khác, Người chỉ rõ: “Ta không thể giống Liên Xô, vì Liên Xô có phong tục tập quán khác, có lịch sử, địa lý khác... ta có thể đi theo con đường khác để tiến lên chủ nghĩa xã hội"2.
- Hồ Chí Minh khẳng định từ nước lạc hậu lên CNXH phải tìm ra hình thức, bước đi cho phù hợp.
- Hoàn thiện chế độ dân chủ nhân dân để tiến dần lên CNXH.
- Nhà nước dân chủ nhân dân để chuyển dần sang nhà nước xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân.
- Sự khác biệt ở Việt Nam so với cách mạng Nga.
* Về phát triển kinh tế
- Chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần.
- Chủ trương mở cửa kêu gọi đầu tư nước ngoài.
- Chính sách phân phối công bằng , hợp lý.
* Về văn hóa: Xây dựng văn hóa mới, con người mới. “Muốn xây dựng xã hội chủ nghĩa , trước hết phải có con người xã hội chủ nghĩa“
-Về lực lượng: Đại đoàn kết dân tộc, gắn liền với đoàn kết quốc tế,v,v..
Hồ Chí Minh chỉ rõ: Phải dùng lập trường, quan điểm, phương pháp chủ nghĩa Mác-lênin để tổng kết kinh nghiệm của Đảng ta, phân tích những đặc điểm của nước ta. Có như¬ thế chúng ta mới có thể dần dần hiểu đ¬ược quy luật phát triển của cách mạng Việt Nam, định ra đ¬ược những đường lối phương châm, bước đi cụ thể thích hợp với tình hình đất nước.
b- Xác định lực l¬ượng và tổ chức lực lượng cách mạng
Xác định đúng và tổ chức thành công lực l¬ượng cách mạng là nét đặc sắc trong phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh. Người cho rằng: “Cách mạng là việc chung cả dân chúng chứ không phải việc một hai người"3. Người đặt câu hỏi: “Ai là những người cách mạng?" và trả lời công nông là gốc cách mạng còn học trò, nhà buôn nhỏ, điền chủ nhỏ là bầu bạn của công nông. Quan điểm về “bầu bạn của công nông" đ¬ược Người làm rõ trong Chính cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt, Hồ Chí Minh viết: phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông (Thanh niên, Tân Việt, phái Nguyễn An Ninh),... để lôi kéo họ về phe giai cấp vô sản. Cụ thể hơn: phú nông, trung nông, trung tiểu địa chủ và tư sản Việt Nam ch¬ưa rõ mặt phản cách mạng, thì phải lợi dụng, chí ít là làm cho họ trung lập.
Quan điểm này không chỉ đúng trúng cách mạng giải phóng dân tộc, mà trở thành nguyên tắc nhất quán khi đất nước bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội. Câu hỏi: “Ai xây dựng chủ nghĩa xã hội?" đã đ¬ược Người giải đáp rành mạch: nói chung là những người lao động trong xã hội. Gồm công nhân, nông dân, trí thức, v.v... Nhưng lực l¬ượng chủ chốt xây dựng chủ nghĩa xã hội là công nhân".
Những người yêu nước Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX chư¬a có đ¬ược quan điểm về lực l¬ượng cách mạng như ¬vậy. Họ tiến hành cách mạng “một cách hồ đồ hoặc xúi dân bạo động mà không bằng cách tổ chức hoặc làm cho dân quen tính ỷ lại mà quên tính tự cường"4.
Sự hạn chế đó có nhiều nguyên nhân. Về mặt phương pháp, không xác định đúng tính chất, mục tiêu của cuộc đấu tranh; không thấy hết sự phát triển đầy biến động, không nhận thức được quy luật vận động của xã hội Việt Nam.
Trong phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh, có sự phát triển quan điểm về quần chúng cách mạng của các nhà kinh điển. Mác, Ăng-ghen coi quần chúng cách mạng là giai cấp vô sản. V I Lê-nin, trong cách mạng vô sản Nga coi quần chúng cách mạng là công, nông và binh lính.
Hồ Chí Minh quan niệm quần chúng cách mạng là “cả dân chúng". Có đ¬ược quan điểm ấy là do Người rất hiểu đất nước và con người Việt Nam trong quá khứ cũng như hiện tại. Người khẳng định: dân khí mạnh thì quân lính nào súng ống nào cũng không chống lại nổi.
Trong phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh, lực l¬ượng cách mạng đ¬ược sắp xếp theo thứ tự sau:
1- Giai cấp công nhân - lãnh đạo cách mạng.
2- Giai cấp nông dân - cùng với công nhân là gốc của cách mạng.
3- Tiểu tư sản, trí thức.
4- Phú nông, trung, tiểu địa chủ, tư sản dân tộc.
5- Các cá nhân yêu nước.
6- Một lực l¬ượng quan trọng khác là "bị áp bức dân tộc và vô sản giai cấp thế giới”.
Trong xây dựng chủ nghĩa xã hội, Công-Nông-Trí là nòng cốt của khối Đại đoàn kết toàn dân.
Sự sắp xếp, bố trí lực l¬ượng như¬ trên biểu hiện tầm nhìn chiến l¬ược chính trị sắc sảo và nhạy bén của Hồ Chí Minh. Quan điểm đó đã đúng trong đấu tranh giải phóng dân tộc và vẫn giữ nguyên giá trị trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay.
Theo Hồ Chí Minh, dân vừa là gốc vừa là chủ cách mạng, dân là lực l¬ượng trong phương pháp lại là người sáng tạo ra các phương pháp thích hợp. Hồ Chí Minh khẳng định: lực l¬ượng của dân chúng nhiều vô cùng". Có lực l¬ượng dân chúng, việc to tát mấy, khó khăn mấy làm cũng đ¬ược, không có thì việc gì làm cũng không xong, dân chúng biết giải quyết nhiều vấn đề một cách giản đơn mau chóng, đầy đủ, mà những người tài giỏi những đoàn thể to lớn nghĩ mãi không ra"5.
Khẳng định sức mạnh to lớn của nhân dân, Người rất tâm đắc hai câu:
“Dễ m¬ười lần không dân cũng chịu,
Khó trăm lần dân liệu cũng xong"
c- Dĩ bất biến, ứng vạn biến
Lần đầu tiên chúng ta đ¬ược biết đến phương pháp này khi Hồ Chí Minh trao nhiệm vụ thiêng liêng giữ gìn nền độc lập của Tổ quốc vừa giành lại đ¬ược cho cụ quyền Chủ tịch nước Huỳnh Thúc Kháng trước giờ Người sang Pháp (31 - 5 - 1946).
Hồ Chí Minh và Huỳnh Thúc Kháng, hai vị túc nho có tinh thần nồng nàn yêu nước đều hiểu sâu sắc rằng: cái bất biến chính là độc lập, thống nhất của Tổ quốc, tự do và hạnh phúc của nhân dân cho dù có khó khăn, gian khổ và phải hy sinh trong đấu tranh chính trị quân sự, kinh tế và ngoại giao ở trong hay ngoài nước đều không đ¬ược từ bỏ mục tiêu ấy.
Độc lập, thống nhất của Tổ quốc, tự do, hạnh phúc của nhân dân là mục đích duy nhất là ham muốn tột bậc của Người. Trước mọi sự đe doạ, dụ dỗ, trước những cách lung lạc, lay chuyển của kẻ thù, Hồ Chí Minh đều tuyên bố: “Cái mà tôi cần nhất trên đời là: đồng bào tôi đ¬ược tự do"6. Khi thời cơ đến, Người khẳng định dù có phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải giành cho được tự do độc lập. Khi đế quốc Mỹ dùng sức mạnh không quân hiện đại nhất hòng đư¬a Việt Nam trở về “thời kỳ đồ đá" thì Hồ Chí Minh đã nêu rõ quyết tâm của dân tộc ta:
“Dù đế quốc Mỹ có đem đến đây 50 vạn quân, một triệu quân hoặc nhiều hơn nữa, dù chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá. Song nhân dân Việt Nam quyết không sợ. Không có gì quý hơn độc lập tự do. Đến ngày thắng lợi nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn to đẹp hơn"
CÁI BẤT BIẾN :
+ Độc lập dân tộc : ’’Hễ còn một tên xâm lược nào trên đất nước ta, thì ta còn phải tiếp tục chiến đấu, quét sạch nó đi’’.
+ CNXH : ’’Hễ còn có một người Việt Nam bị bóc lột, bị nghèo nàn, thì Đảng vẫn đau thương, cho đó là vì mình chưa làm tròn nhiệm vụ’’7
+ KHÔNG CÓ GÌ QUÝ HƠN ĐỘC LẬP TỰ DO là cái bất biến của Hồ Chí Minh và dân tộc Việt Nam, đồng thời cũng là chân lý của thời đại. Lịch sử cách mạng Việt Nam suèt thế kỷ XX đã chứng minh điều đó.
+ ĐẢNG PHẢI LẤY CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN “LÀM CỐT", có nghĩa là phải biết vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin, dùng lập trường, quan điểm và phương pháp của chủ nghĩa ấy – Cái bất biến trong giải quyết nhiều vấn đề lý luận và thực tế hết sức phức tạp với muôn hình vạn trạng trong thực tiễn cách mạng nước ta,v,v.
Dĩ bất biến nhưng phải biết ứng vạn biến, ứng vạn biến mà không xa rời, chệch hướng, từ bỏ cái bất biến. Đó là phép biện chứng trong phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh. Chính cuộc đời hoạt động cách mạng của Người là một điển hình mẫu mực về xử lý mối quan hệ giữa tính kiên định về nguyên tắc và tính linh hoạt, mềm dẻo về sách l¬ược và cách thức thực hiện.
d- Tạo lực lập thế, tranh thời, dùng mưu, phát huy các yếu tố thiên thời địa lợi, nhân hòa.+ Coi trọng phương pháp kết hợp LỰC, THẾ, THỜI, MƯU để giành thắng lợi lớn nhất mà tổn thất ít nhất.
- Chuẩn bị xây dựng lực lượng từ không đến có. từ ít đến nhiều, yếu đến mạnh.
- Về quan hệ giữa Thế và Lực :
“ Quả cân chỉ một ki lô gam, ở vào thế lợi thì lực của nó tăng lên nhiều, có sức mạnh làm bổng được một vật nặng hàng trăm ki lô gam. Đó là thế thắng lực” 8.
Phải xây dựng lực lượng, kết hợp với lập thế, tạo thời. Thế và lực vận động tạo nên thời.
- Hết sức coi trọng thời cơ. Coi thời cơ là sức mạnh, là lực lượng. Người cách mạng phải chăm chú theo dõi thời cơ, chủ động nắm bắt thời cơ và khi có thời cơ phải kịp thời hành động ngay.
Lạc nước hai xe đành bỏ phí
Gặp thời một tốt cũng thành công.
- Mưu rất quan trọng trong chiến tranh. Người căn dặn: “ Phải dụ giặc vào bẫy để đánh”. “Tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu, náo phía Đông, Đánh phía Tây”.
“Du kích cũng như đánh cờ
Mưu cao, kế khéo, bao giờ cũng ăn”.
Biết dùng mưu sẽ hạn chế chỗ mạnh của địch, phát huy cái mạnh của ta, tạo nên những biến chuyển về chất để giành thắng lợi quyết định.
+ Lực, thế, thời, mưu có quan hệ chặt chẽ với nhau, tạo điều kiện cho nhau. Đồng thời, phải biết phát huy các yếu tố THIÊN THỜI, ĐỊA LỢI, NHÂN HÒA.
- Trong đấu tranh giành độc lập dân tộc, cũng như xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Người coi trọng kết hợp các yếu tố: Thiên thời, địa lợi, nhân hòa.
“ Trong xã hội, muốn thành công phải có 3 điều kiện: Thiên thời, địa lợi và nhân hòa.
Ba điều kiện ấy đều quan trọng cả. Nhưng thiên thời không quan trọng bằng địa lợi, mà địa lợi thì không quan trọng bằng nhân hòa.
Nhân hòa là thế nào?
Nhân hòa là tất cả mọi người đều nhất trí. Nhân hòa là quan trọng hơn hết”9
- Trong hai phe giao chiến, phe nào có đầy đủ điều kiện nhân hòa là phe ấy thắng.
- Trong xây dựng chủ nghĩa xã hội, toàn Đảng, toàn dân cũng cần phải kết hợp và vận dụng khéo ba điều kiện thiên thời, địa lợi, nhân hòa, mới thành công.
Tạo lực, lập thế, tranh thời, dùng mưu, kết hợp chặt chẽ với Thiên thời, địa lợi, nhân hòa sẽ tạo nên sức mạnh vô địch.
e- Biết thắng từng bước
Để giành được độc lập dân tộc và tiến dần lên chủ nghĩa xã hội, phải có phương pháp biết thắng từng bước, giành thắng lợi từng bước để đi đến thắng lợi cuối cùng.
Mỗi thời kỳ nhất định có mục tiêu cụ thể sát hợp để giành thắng lợi tối đa, mở đường cho bước thắng lợi tiếp theo cao hơn để đi đến thắng lợi cuối cùng.
- Đi tìm đường cứu nước. Trải qua từng bước nghiên cứu lý luận và tham gia hoạt động thực tiễn, mới từ chủ nghĩa yêu nước đi đến bắt gặp chủ nghĩa Mác- Lê nin, tìm thấy con đường cứu nước, trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên, tham gia phong trào cách mạng thế giới.
- Từng bước hình thành đường lối, phương pháp cách mạng Việt Nam.
- Thành lập Đảng, tham gia lãnh đạo Đảng trải qua từng bước đấu tranh từ cao trào 30-31, đến cao trào 36-39, Kiên trì đường lối đúng đắn; khẳng định thống nhất tư tưởng Hồ Chí Minh với đường lối cách mạng Việt Nam; và 1941-1945 chuẩn bị giành chính quyền, và giành chính quyền thắng lợi,v,v.
- Hội nghị TƯ 8, năm 1941. Tập trung vào nhiệm vụ giải phóng dân tộc, từng bước thực hiện nhiệm vụ dân chủ.”Không phải lùi lại một bước, mà chỉ bước một bước ngắn hơn để có sức mà bước một bước dài hơn”.
- Ký Hiệp định Sơ bộ, ngày 6-3-1946 và ký Tạm ước 4-9-1946, là theo chủ trương “Hòa để tiến”.
- Thực hiện // 2 nhiệm vụ cách mạng. Cách mạng XHCN ở miền bắc, Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Miền Nam, nhằm đi đến thống nhất nước nhà.
- Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào.
Những bước thắng lợi nối tiếp nhau. Bước trước chuẩn bị cho bước sau. Bước sau cao hơn bước trước. Bước tuần tự chuẩn bị cho bước nhảy vọt. Bước nhảy vọt nhỏ chuẩn bị cho bước nhảy vọt lớn.
II. PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
1- NHẬN THỨC CHUNG VỀ PHONG CÁCH VÀ PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
a- Quan niệm về phong cách
Phong cách hình thành và chịu tác động của các điều kiện tự nhiên, môi trường, tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội qua các thời kỳ phát triển của lịch sử. Mỗi dân tộc có một phong cách riêng. Phong cách Người Việt Nam không giống phong cách người Trung Hoa và khác với phong cách người Pháp, người Mỹ. Ngay cả những người trong một quốc gia dân tộc cũng có những phong cách khác nhau.
Đối với một người thì phong cách gắn liền với truyền thống, tập quán, thói quen do hoàn cảnh sống của người đó quy định, đồng thời nó mang dấu ấn cá nhân người đó. Con người tiếp thu những truyền thống, tập quán tốt đẹp và khắc phục thói quen xấu nh¬ư thế nào là phụ thuộc vào trình độ, khí chất của người đó. Cùng một hoàn cảnh sống nh¬ư nhau nhưng ở từng người có phong cách không hoàn toàn giống nhau.
Phong cách có liên quan với đạo đức, song phong cách không phải là đạo đức mà là tư tưởng và những chuẩn mực đạo đức đ¬ược nhận thức và đ¬ược thể hiện ra trong hoạt động sống của con người. Nói phong cách khiêm tốn, giản dị chính là chuẩn mực đạo đức cần, kiệm, liêm, chính đ¬ược con người nhận thức và thể hiện trong cuộc sống đời thường.
b- Phong cách Hồ Chí Minh
Phong cách Hồ Chí Minh là phong cách của một con người với cái TÂM trong sáng, cái ĐỨC cao đẹp, cái TRÍ mẫn tiệp, cái HÀNH mực th¬ước, phong cách của một lãnh tụ, một chiến sĩ cộng sản chân chính, một công dân số một của Việt Nam, đồng thời cũng là nhà văn hoá kiệt xuất của nhân loại.
Phong cách Hồ Chí Minh không phải chỉ để cho mọi người ca ngợi, chiêm ngưỡng mà là tấm gương để mọi người noi theo, học tập. Người Việt Nam, từ lao động chân tay đến trí óc, từ già đến trẻ, từ miền xuôi đến miền ng¬ược, từ người tu hành đến các chính khách thương gia đều tìm thấy ở Hồ Chí Minh phong cách của chính mình.
Người nước ngoài ở phương Đông hay phương Tây cũng cảm thấy gần gũi, không xa lạ với phong cách Hồ Chí Minh.
2. HỆ THỐNG PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
a- Phong cách tư duy
Tư tưởng Hồ Chí Minh là kết quả của một quá trình tư duy khoa học. Trong quá trình đó, phong cách tư duy đóng vai trò trực tiếp dẫn đến việc xác lập tư tưởng Hồ Chí Minh.
Căn cứ để tìm hiểu phong cách tư ¬duy Hồ Chí Minh chính là tư tưởng Hồ Chí Minh được thể hiện trong các di cảo và hành vi vô ngôn của Người. Đồng thời, cũng cần tìm hiểu phong cách tư duy Hồ Chí Minh thông qua đường lối, quan điểm của Đảng và những học trò gần gũi với Người.
* Độc lập, tự chủ, sáng tạo.
Với Hồ Chí Minh, độc lập là không phụ thuộc, không lệ thuộc, không bắt chước, theo đuôi, giáo điều. Tự chủ là chủ động suy nghĩ và làm chủ suy nghĩ của mình, tự chịu tách nhiệm trước dân, trước nước, biết làm chủ bản thân và công việc. Sáng tạo là vận dụng đúng quy luật chung cho phù hợp với cái riêng cái đặc thù. là tìm tòi, đề xuất những cái mới để có thể trả lời được những đòi hỏi của cuộc sống đặt ra.
Cái mới sáng tạo của Hồ Chí Minh là cái mới phù hợp với quy luật của cách mạng Việt Nam, phù hợp với quy luật phát triển chung của xã hội loài người. Cái mới có thể bao hàm giá trị của cái cũ nhưng vượt lên trên và bổ sung giá trị mới. Cái mới cũng là cái chưa có tiền lệ trong lịch sử.
Phong cách tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo của Hồ Chí Minh đã phát hiện ra một hệ thống những vấn đề có tính quy luật của cách mạng Việt Nam. Chính một hệ thống những vấn đề đó xác lập nên hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh.
Bằng phương pháp tư duy độc lập tự chủ sáng tạo, Hồ Chí Minh và Đảng ta đã sáng tạo những cách đánh địch chưa hề có trong sách vở lý luận, kinh nghiệm quân sự thế giới, đã tạo ra những phương thức đấu tranh có tính kinh điển của phong trào giải phóng dân tộc, đã làm nên những thắng lợi có ý nghĩa thời đại, làm sụp đổ chủ nghĩa thực dân cũ và mở đầu sự thất bại của chủ nghĩa thực dân mới trên phạm vi thế giới. Cũng chính bằng phương pháp tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, Hồ Chí Minh đã đưa Việt Nam-Một nước kinh tế kém phát triển-đi lên chủ nghĩa xã hội không phải kinh qua chế độ tư bản chủ nghĩa trong điều kiện thế giới đầy biến động.
* Uyên bác, nhìn xa, trông rộng, hướng ra thế giới, tới cái mới và tiến bộ.- Mở rộng tư duy, tầm nhìn trên cơ sở nghiên cứu sâu sắc các tư tưởng và học thuyết đã có từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây.
Trước khi đến với chủ nghĩa Mác-Lênin, Hồ Chí Minh từng biết Nho học, tiếp cận Phật giáo, Lão giáo, Thiên chúa giáo, làm quen với tư tưởng của các nhà khai sáng và cách mạng tư sản Tây Âu. Sau khi đến với chủ nghĩa Mác-Lênin, Hồ Chí Minh còn tìm hiểu chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn (Trung Quốc), thuyết bất bạo động của Găng-đi (Ấn Độ).
Ở Hồ Chí Minh không có sự thành kiến đối với bất kỳ tư tưởng, học thuyết nào. Trong thế kỷ XX, trên đất nước Việt Nam Hồ Chí Minh là người tiêu biểu nhất, biết sử dụng những nhân tố hợp lý trong tất cả các học thuyết lớn của nhân loại, làm cơ sở cho hệ thống lý luận của mình.
- Hướng tới cái mới, cái tiến bộ, mở rộng tầm nhìn ra thế giới.
Cái mới, cái tiến bộ tất yếu ra đời theo quy luật phát triển của xã hội. Để nắm bắt đ¬ược nó cần có tri thức. Để sử dụng, ứng dụng cái mới, cái tiến bộ vào cuộc sống càng đòi hỏi có tri thức phong phú, đa dạng và sâu rộng. Con đường chiến thắng sự dốt nát, nhanh chóng tiếp cận với cái mới, cái tiến bộ là không ngừng học tập nâng cao trình độ mọi mặt.
Hồ Chí Minh nhiều lần nhắc lời Lê-nin: học, học nữa, học mãi. Đối với Hồ Chí Minh, học trong các trường lớp chỉ là bước khởi đầu, cái ảnh hưởng lớn đến phong cách tư duy của Người là học trong trường đời. Vừa hoạt động thực tiễn vừa tự học, vừa tổng kết kinh nghiệm để từng bước đi đến đỉnh cao của trí tuệ, của văn minh. Từ một người yêu nước, một người cộng sản, Hồ Chí Minh trở thành người anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hoá kiệt xuất của nhân loại thông qua tự học trong đời và cách mạng là chủ yếu.
Việc biết nhiều ngoại ngữ, trong đó có những tiếng thông thạo gần như¬ tiếng mẹ đẻ đã giúp Hồ Chí Minh mở rộng tầm nhìn ra thế giới và thấu suốt lịch sử văn hoá - văn minh nhân loại.
* Xuất phát từ thực tiễn Việt Nam
Mọi trăn trở, suy nghĩ của Hồ Chí Minh đều nhằm tìm ra đường lối, phương pháp cứu nước, cứu dân, làm cho dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, người dân sống một đời sống ấm no, hạnh phúc
Đường lối và phương pháp cách mạng Việt Nam của Hồ Chí Minh đều xuất phát từ thực tế Việt Nam. Đó là thực tế đã được nhận thức đúng đắn, gạt bỏ những tính phiến diện, bề ngoài, sai lệch tư duy thường mắc phải. Đó là thực tế được phân tích, nhận thức trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin.
Hồ Chí Minh nắm bắt được thực tế với bản chất bên trong của nó, với những đặc điểm, mâu thuẫn nội tại của xã hội. Do nắm vững thực tế Việt Nam, nên Hồ Chí Minh phát hiện ra những quy luật vận động của đất nước, dân tộc để hoạch định đường lối chủ trương đúng và tổ chức thực hiện thành công đường lối chủ trương đó.
b- Phong cách lãnh đạo
*Giữ vững nguyên tắc dân chủ, tập trung và quyết đoán trong công việc
Dân chủ, tập trung là nguyên tắc cơ bản nhất để xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước thành tổ chức lãnh đạo, tổ chức quản lý có hiệu quả. Nó phát huy sức mạnh của mỗi người, và cả tập thể, tổ chức Đảng, Nhà nước.
Dân chủ và tập trung là hai mặt có quan hệ gắn bó và thống nhất với nhau trong một nguyên tắc.
Dân chủ để đi đến tập trung, là cơ sở của tập trung, chứ không phải là dân chủ theo kiểu phân tán, tuỳ tiện, vô tổ chức.
Tập trung trên cơ sở dân chủ, chứ không phải tập trung theo ý muốn
cá nhân, độc đoán, chuyên quyền.
Tập trung là thiểu số phải phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên.
Song, phải chú ý: Chế độ ta là chế độ dân chủ.
Mỗi người đều có quyền tự do bày tỏ ý kiến đối với mọi vấn đề của xã hội, đất nước, góp phần tìm ra chân lý; phục tùnh chân lý. Đó là một quyền lợi và cũng là một nghĩa vụ.
Biểu hiện cụ thể của nguyên tắc tập trung dân chủ là Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách
Tập thể lãnh đạo: Một người dù tài giỏi đến mấy cũng không thể thấy hết mọi mặt của một vấn đề. Một người càng không thể thấy hết được mọi việc, hiểu hết được mọi chuyện. Vì vậy, cần phải có tập thể nhiều người tham gia công tác lãnh đạo. Tập thể lãnh đạo là dân chủ.
Song, phải có Cá nhân phụ trách: Người chỉ rõ việc gì đã được tập thể bàn bạc kỹ lưỡng, kế hoạch đã được định rõ thì cần giao cho một người phụ trách.
Nếu giao cho một nhóm người thì cũng cần có một người phụ trách chính. Như thế công việc mới chạy, như thế mới tránh được thói dựa dẫm, cha chung không ai khóc. Tập thể lãnh đạo và cá nhân phụ trách cần phải luôn luôn đi đôi với nhau. Tập thể lãnh đạo là dân chủ. Cá nhân phụ trách là tập trung. Thực hiện nguyên tắc tập trung, người lãnh đạo phải có tính quyết đoán trong công việc.
Có ý thức tập thể, dân chủ như¬ng thiếu quyết đoán, không dám chịu trách nhiệm cá nhân trước tập thể, thì không thể có quyết sách kịp thời trư¬ớc tình huống khó khăn, phức tạp. Không quyết đoán, không chớp đư¬ợc thời cơ, công việc tập thể, đơn vị, địa phư¬ơng không tiến triển.
* Thận trọng, sâu sát, khoa học
Hồ Chí Minh yêu cầu cán bộ đảng viên phải xây dựng cho mình cách làm việc thận trọng, khoa học. Bởi vì, chóng ta xuất thân từ một đất nước với những tàn d¬ư của một nền sản xuất nhỏ, nông nghiệp lạc hậu, làm việc theo lối "thủ công nghiệp", với hàng loạt thói quen thiếu khoa học nh¬ư: tự do, tùy tiện, gặp chăng hay chớ, thiếu kế hoạch, thiếu điều tra nghiên cứu, thiếu ngăn nắp trật tự, luộm thuộm, lề mề, chậm chạp, không coi trọng thời gian, không cụ thể, không thiết thực, bảo thủ, trì trệ, thiếu nhìn xa trông rộng v.v..
Phong cách làm việc thận trọng, khoa học của Hồ Chí Minh là:
- Làm việc cần phải "đi sâu, đi sát, điều tra, nghiên c¬¬ứu”, nắm việc, nắm người, nắm tình hình cụ thể.
- Làm việc phải có mục đích chính xác, rõ ràng; chương trình kế hoạch phải sát hợp. "Đích nghĩa là nhằm vào đó mà bắn. Nhiều đích quá thì loạn mắt, không bắn trúng đích nào"10.
- Phải kiểm tra việc thực hiện của cấp dưới và quần chúng.
- Lãnh đạo phải cụ thể, kịp thời, thiết thực, có trọng điểm, nắm điển hình; cần phải lãnh đạo toàn điện và cụ thể. Người lãnh đạo phải óc nghĩ, mắt thấy, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm; phải cẩn thận mà nhanh nhẹn, kịp thời, làm đến nơi đến chốn. Không được có kiểu làm cho có chuyện, làm đ¬ược ít xuýt ra nhiều. Viết báo cáo rất oai, nhưng xét kỹ lại thì rỗng tuếch.
- Sau mỗi việc, phải thường xuyên rút kinh nghiệm, tổng kết thực tiễn. Cần rút kinh nghiệm riêng của từng cán bộ, từng địa phương; kinh nghiệm chung của tất cả các cán bộ, các địa phương; kinh nghiệm thất bại và kinh nghiệm thành công. Nhằm học những kinh nghiệm hay, tránh những kinh nghiệm dở.
* Nói đi đôi với làm
“Nói chung thì các dân tộc Ph¬ương Đông đều giàu tình cảm, và đối với họ, 1 tấm gư¬ơng sống còn có giá trị hơn 100 bài diễn văn tuyên truyền”
Tài gắn liền với Đức. Có sự thống nhất giữa động cơ và hiệu quả, nói và làm.
Trước mặt quần chúng không phải cứ viết lên trán chữ cộng sản là được người ta yêu mến. Quần chúng chỉ yêu mến những người có tư cách đạo đức.
Tránh: Nói một đằng làm một nẻo. Nói mà không làm. Nói hay làm dở. Nói nhiều làm ít.
“Phải lấy kết quả thiết thực đã giúp sức bao nhiêu cho sản xuất và lãnh đạo sản xuất mà đo ý chí cách mạng của mình. Hãy kiên quyết chống bệnh nói suông, thói phô trư¬ơng hình thức, lối làm việc không nhằm mục đích nâng cao sản xuất”
“Muốn hư¬ớng dẫn nhân dân, mình phải làm mực th¬ước cho ngư¬ời ta bắt chước. Hô hào dân tiết kiệm, mình phải tiết kiệm tr¬ước đã”. nếu cán bộ, Đảng viên bảo mọi người siêng năng làm việc, nhưng mình thì ăn trưa, ngủ trễ, bảo người ta tiết kiệm mà mình bthif lãng phí xa sỉ thì tuyên truyền một trăm năm cũng vô ích.
Năm 1958, Công ty 590 của Quân đội đ¬ợc TW giao XD nhà ở cho Bác Hồ.
Các chú làm nhà to, các chú ở. Làm nhà cho Bác ở, làm nhỏ thôi.
“Tốt nhất là miệng nói tay làm, làm gương cho người ta bắt chước. Bản thân người là mẫu mực của việc nói đi đôi với làm. Khi kêu gọi đồng bào mỗi tuần nhịn một bữa để lấy lương thực cứu đói, Người đã gương mẫu thực hành trước. Kêu gọi người ta sống có đạo đức, văn hóa, tự bản thân Người là tấm gương về sống có đạo đức văn hóa.
* Gần dân, tôn trọng dân.
Đó là một đặc điểm xuyên suốt trong phong cách lãnh đạo Hồ Chí Minh.
- Sâu sát tới quần chúng, chú ý tìm hiểu tâm tư¬, nguyện vọng, quan tâm đến mọi mặt đời sống của quần chúng.
- Tin dân, tôn trọng dân, chú ý lắng nghe ý kiến và giải quyết những kiến nghị chính đáng của dân, sẵn sàng tiếp thu ý kiến dân phê bình và kịp thời sửa chữa những khuyết điểm.
- Giáo dục, lãnh đạo quần chúng đồng thời không ngừng học hỏi quần chúng, tôn trọng quyền làm chủ của quần chúng theo tinh thần cán bộ là người lãnh đạo, người đầy tớ trung thành của nhân dân.
- Tự mình phải mẫu mực để xứng đáng với sự tin cậy của nhân dân.
Hồ Chí Minh đến với nhân dân một cách tự nhiên, bình dị. Quần chúng đến với Người cũng bình dị, tự nhiên, không bị ngăn cách bởi khoảng cách giữa Chủ tịch nước với công dân. Phong cách làm việc quần chúng đã làm cho Hồ Chí Minh và nhân dân, lãnh tụ và quần chúng hoà nhập, đồng cảm sâu sắc.
Theo Hồ Chí Minh, trong quan hệ cấp trên với cấp dưới cũng cần có phong cách quần chúng. Đối với người lãnh đạo cấp trên, việc hiểu dân và hiểu cấp dưới đều quan trọng như¬ nhau.
c- Phong cách nói, viết
Mỗi người đều có phong cách diễn đạt tư tưởng của mình bàng ngôn ngữ nói và viết.
Một là: Phong cách Hồ Chí Minh có sức cuốn hút mạnh mẽ đối với người nghe và người độc. Phong cách nói, viết của Người là sự kết hợp hài hòa cái dân gian với cái bác học, cái cổ điển, truyền thống với cái hiện đại, giữa phong cách phương Đông và phong cách phương Tây.
Có được nét đặc sắc trong phong cách diễn đạt nêu trên là do Hồ Chí Minh đi nhiều, đọc nhiều, tiếp xúc nhiều với nhiều tầng lớp, nhiều hạng người khác nhau ở những quốc gia khác nhau, tìm hiểu và học hỏi những cách diễn đạt đặc trưng nhất.
Có tri thức uyên bác nhưng đồng thời nói, viết cuốn hút được người nghe, người đọc bởi tâm hồn và trái tim hòa nhịp với người đọc, người nghe, hòa với tiếng nói, văn phong của người đọc, người nghe.
Hai là: Nguyên tắc nhất quán trong phong cách nói và viết Hồ Chí Minh là xác định rõ chủ đề, đối tượng và mục đích cần truyền đạt; từ đó tìm cách nói, cách viết cho đúng chủ đề, phù hợp với đối tượng nhằm đạt mục đích đề ra.
Hồ Chí Minh đặt cho mình và cũng yêu cầu mọi người thực hiện 4 vấn đề có liên quan chặt chẽ với nhau khi nói và viết. Đó là: Nói, viết cái gì? Nói viết cho ai? Nói, viết để làm gì? Nói, viết như thế nào?
Trong 4 vấn đề trên thì; Nói viết “cái gì”, “cho ai”. “Để làm gì” quyết định cách nói và viết như thế nào?
Ba là: Đặc điểm phong cách nói và viết Hồ Chí Minh.
+ Thứ nhất: Diễn đạt chân thực. Những bài viết, nói của Hồ Chí Minh bao giờ cũng đem lại cho người nghe, người đọc lượng thông tin cao và chính xác, nó bắt nguồn từ thực tế cuộc sống với những con số, những sự kiện đã được suy xét, kiểm tra, chọn lọc. Bằng những sự kiện chính xác, những tư liệu chọn lọc, Hồ Chí Minh không phải lý giải dài dòng, nhưng có sức thuyết phục cao đối với người nghe, người đọc. Thí dụ như: Bản án chế độ thực dân Pháp.
Chân thực là đặc trưng đầu tiên trong phong cách nói, viết Hồ Chí Minh. Đồng thời, đó cũng là điều Người yêu cầu cán bộ, Đảng viên cần thực hiện khi nói và viết. Người vạch rõ: “Điều gì biết thì nói biết, không biết thì nói không biết, không nên nói ẩu” 11. “ Viết phải đúng sự thật, không được bịa ra” 12. “ Chưa điều tra, chưa nghiên cứu, chưa biết rõ chớ viết”. “Khi không có gì cần nói, không có gì cần viết chớ nói, chớ viết càn” 13. Thiếu chân thực, giả dối trong nói, viết sẽ làm giảm niềm tin của quần chúng với cách mạng, làm cho lãnh đạo không thấy đúng tình hình để đề ra chủ trương, giải pháp thích hợp; tạo điều kiện cho địch lợi dụng chống phá ta.
+Thứ hai là: diễn đạt ngắn gọn.
Nói chung các bài nói, bài viết của Hồ Chí Minh đều ngắn gọn, có nội dung “thiết thực”, “thấm thía”, “chắc chắn”. Lời ít ý nhiều. ý tưởng lớn được khái quát như những châm ngôn. Một ví dụ như câu: Không có gì quý hơn độc lập tự do.
Để có được cách nói, cách viết ngắn gọn, trước hết phải có nhận thức sâu sắc, rõ ràng về vấn đề cần nói hoặc viết. Ngôn từ phong phú, vốn sống dồi dào, cộng với sự rèn luyện công phu. Đó là kết quả của một quá trình tự học, tự rèn luyện, thông qua những cuộc tranh luận, những buổi diễn thuyết,v,v, Người mới có cách diễn đạt cô đọng, hàm xúc, ý nhiều lời ít, không có lời thừa, chữ thừa.
+ Thứ ba là diễn đạt giản dị, trong sáng, dễ hiểu.
Ý tưởng rõ ràng, văn phong trong sáng, giản dị, dễ hiểu đối với mọi đối tượng nghe, đọc là đặc điểm các bài nói, bài viết của Hồ Chí Minh.
Muốn nói, viết được trong sáng giản dị, dễ hiểu theo Hồ Chí Minh trước hết phải học cách nói của quần chúng mới lọt tai quần chúng, vì “cách nói của dân chúng rất đầy đủ rất hoạt bát, rất thiết thực, mà lại rất giản đơn” 14. do hiểu dân, gần dân, học dân thường ngày và học trong ca dao, tục ngữ, trong dân gian, cổ tích mà Hồ Chí Minh có thể phổ thông hóa những vấn đề phức tạp, đôi khi còn xa lạ với dân chúng, giản đơn hóa những vấn đề khó hiểu.
Biết sử dụng nhiều thứ tiếng nước ngoài, Người hết sức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, chú trọng dùng cách nói của nhân dân. Người phê phán gay gắt những người ham dùng chữ, sính dùng chữ, tiếng nước ngoài.
d- Phong cách sinh hoạt Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh có một phong cách sinh hoạt đặc sắc, mẫu mực của một con người với đầy đủ ý nghĩa của chữ CON NGƯỜI viết hoa.
Đó là sự giản dị, trong sạch, thanh cao, cách sống chừng mực, điều độ ngăn nắp, yêu lao động, quý trọng thời gian. Đó là tình yêu thương con người hoà quyện với tình yêu thiên nhiên, tạo nên tinh thần lạc quan của người chiến sĩ, kết hợp chặt chẽ với những rung động, say mê của một tâm hồn nghệ sĩ.
Hồ Chi Minh có cuộc sống đời thường đa dạng và phong phú. Người đã sống cuộc sống của Người thợ, người thủy thủ, của nhà văn, nhà báo, nhà giáo, học viên, của người lính trong chiến tranh, người chiến sĩ cách mạng hoạt động bí mật, người tù, người chính khách, nhà ngoại giao và nhiều năm là nguyên thủ quốc gia.
Dù sống ở cuộc đời nào, phong cách sinh hoạt Hồ Chí Minh vẫn giữ đúng nguyên tắc: lấy khiêm tốn, giản dị làm nền, lấy chừng mực điều độ làm chuẩn, lấy trong sạch, thanh cao làm vui, lấy gắn bó với con người, với thiên nhiên làm niềm say mê vô tận. Phong cách sinh hoạt Hồ Chí Minh đã làm cho Người trở thành người toàn vẹn, với cuộc sống trọn vẹn từ khi bước vào đời đến lúc về nơi vĩnh hằng.
KẾT LUẬN
Phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh tiêu biểu cho phương pháp và phong cách của những người cách mạng, những con người chân chính trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1- GS Đặng Xuân Kỳ : Phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1997.
2- Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí minh, Viện Hồ Chí Minh : Tập bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh, chương trình cử nhân, NXB lý luận Chính trị, Hà Nội, 2004.
3- Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí minh, Viện Hồ Chí Minh : Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, Dùng cho hệ cao cấp lý luận, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004.
4- Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Phân viện Hà Nội : Tư tưởng Hồ Chí Minh, Tập bài giảng, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 2003.
CHÚ THÍCH:
*Đề cương bài giảng Hồ Chí Minh học.
1- Từ điển Bách khoa Việt Nam, T.3, NXB Từ điển Bách khoa, Hà Nội, 2003, tr.515.
2- Hồ Chí Minh:Toàn tập, T8, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tr 227.
3- Hồ Chí Minh:Toàn tập, T2, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.262.
4- Hồ Chí Minh:Toàn tập, T2, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.261.
5- Hồ Chí Minh:Toàn tập, T5, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr. 295.
6- T.Lan: Vừa đi đường vừa kể chuyện, NXB Sự thật, 1994, tr15.
7- Hồ Chí Minh:Toàn tập, T10, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tr.4.
8- Hồ Chí Minh:Toàn tập, T12, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tr108.
9- Hồ Chí Minh:Toàn tập, T5, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.479.
10- Hồ Chí Minh:Toàn tập, T5, Sđd, tr374.
11- Hồ Chí Minh:Toàn tập, T6, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tr.78.
12- Hồ Chí Minh:Toàn tập, T7, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tr. 118.
13- Hồ Chí Minh:Toàn tập, T5, Sđd, tr. 306.
14- Hồ Chí Minh:Toàn tập, T5, Sđd, tr. 501.
Hà Nội, 25-9-2009
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét